GIẢI PHÁP CHIẾU SÁNG BỆNH VIỆN – PHÒNG THÍ NGHIỆM

ÁNH SAO – AS LIGHTING

GIẢI PHÁP CHIẾU SÁNG BỆNH VIỆN – PHÒNG THÍ NGHIỆM

Thiết kế chiếu sáng trong bệnh viện là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bởi những lợi ích mà nó mang lại. Tối ưu hóa công năng hoạt động của bệnh viện qua việc chiếu sáng đúng và đủ giúp các nhân viên làm việc hiệu quả và chính xác hơn, bệnh nhân cảm giác tiện nghi và nhanh hồi phục sức khỏe. Cùng Ánh Sao tìm hiểu về giải pháp chiếu sáng bệnh viện, phòng thí nghiệm nhé.

 

Hệ thống chiếu sáng bệnh viện rất quan trọng trong hệ thống y tế

 

I/ Tầm quan trọng trong chiếu sáng bệnh viện- phòng thí nghiệm

Chiếu sáng còn giúp gia tăng tính thẩm mỹ của không gian kiến trúc, giúp tiết kiệm năng lượng tiêu tốn không chỉ cho chiếu sáng nhân tạo mà cả tiết kiệm năng lượng làm mát hay sưởi công trình từ việc tối ưu hóa phương án chiếu sáng tự nhiên, che nắng tốt và giảm bức xạ mặt trời.

Chiếu sáng trong phòng thí nghiệm Các phòng thí nghiệm cần một kế hoạch chiếu sáng được thiết kế cẩn thận vì chúng cung cấp không gian làm việc đòi hỏi để lấy mẫu và phân tích. Ngoài ra, các công việc văn phòng bình thường như viết báo cáo và giao tiếp diễn ra. Đèn lắp âm phòng sạch cung cấp một công cụ tốt cho tất cả các hoạt động phòng thí nghiệm. Các nhiệm vụ đòi hỏi trực quan tại bàn thí nghiệm đòi hỏi một số mức ánh sáng được đề nghị cao nhất trong chăm sóc sức khỏe. Đối với các phòng thí nghiệm ánh sáng chung nên có một mức độ chiếu sáng của 500 lux. Nhưng các mức ánh sáng này phải được cung cấp từ các hệ thống chiếu sáng không có ánh sáng chói và bóng tối. Trên dãy bàn thí nghiệm, kính lúp LED cung cấp hiệu suất hàng đầu lớp với chi phí vận hành và bảo trì thấp cho các nhiệm vụ cần kiểm tra độ chính xác cao.

 

II/ Quy tắc, tiêu chuẩn chiếu sáng bệnh viện, phòng thí nghiệm

  • Hệ thống chiếu sáng trực đêm trong phòng bệnh nhân cần đảm bảo độ rọi 5 lux trên mặt ngang cách sàn 0,8 m. Các đèn phải bố trí thấp hơn mặt giường, không được gây chói cho bệnh nhân và điều khiển riêng biệt với các hệ thống chiếu sáng khác. Hệ thống chiếu sáng trực đêm trong phòng bệnh nhi phải đảm bảo độ rọi 20 lux.
  • Đáp ứng quy chuẩn Việt Nam QCVN 09:2013: về sử dụng năng lượng hiệu quả trong các công trình xây dựng
  • Đáp ứng quy chuẩn Bộ Y Tế Việt Nam QCVN 22/2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng – Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc
  • Đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN 365:2007: bệnh viện đa khoa
  • Đảm bảo tiện nghi thị giác, không có hiện tượng nhấp nháy ánh sáng, không gây chói lóa, sập bóng
  • Thiết bị chiếu sáng chất lượng cao, bền, đẹp, hiệu suất sáng cao, thân thiện với môi trường, giảm chi phí vận hành.
  • Đa dạng dải nhiệt độ màu ánh sáng: 3000K, 4000K 5000K, 6500K

 

III/ Đặc điểm chiếu sáng các loại đèn trong phòng khám, bệnh viện

3.1 Đèn chiếu sáng phòng khám chung

  • Đối với phòng khám chung Quý khách cần sử dụng nguồn sáng chất lượng cao nhưng hạn chế về độ chói lóa.
  • Đảm  bảo tạo môi trường thoải mái, an toàn cho bệnh nhân.
  • Có thể sử dụng phương thức chiếu sáng gián tiếp hoặc chiếu sáng cục bộ.

 

Cần sử dụng ánh sáng chất lượng cao trong hệ thống chiếu sáng bệnh viện

3.2 Đèn LED phòng mổ

  • Đèn thiết kế phải đạt tiêu chuẩn về chống bụi bẩn, chống côn trùng, cho độ chiếu sáng cao.
  • Ánh sáng cần rõ ràng, độ chiếu rọi tập trung và tốt nhất, hoạt động ổn định và liên tục.

 

Đèn Led phòng mổ được trang bị ánh sáng ổn định và đảm bảo chất lượng tốt nhất

3.3 Đèn chiếu sáng phòng nghỉ

  • Phòng bệnh nhân nghỉ lắp đặt nguồn ánh sáng có độ rọi nhẹ, chiếu sáng chung, góc chiếu rộng.
  • Đảm bảo chất lượng ánh sáng ổn định, không quá chói.

 

Ánh sáng phòng nghỉ cần độ sáng nhẹ, góc nghiêng rộng 

3.4 Đèn chiếu sáng phòng đợi

  • Lắp thiết bị chiếu sáng cho môi trường ánh sáng dịu, không gây chói.
  • Đảm bảo sự ổn định về tâm lý, thoải mái, giảm hồi hộp, lo lắng cho bệnh nhân.
  • Sử dụng ánh sáng trung tính và có tính phân bố ánh sáng hài hòa, không gây chói lóa.

 

Ánh sáng phòng đợi cần dịu nhẹ, không chói 

3.5 Đèn chiếu sáng sảnh và hành lang

  • Hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, kết hợp với chiếu sáng khẩn cấp.
  • Tránh thay đổi ánh sáng đột ngột, nên sử dụng một loại màu đèn.
  • Nguồn ánh sáng cần ổn định, đảm bảo cho việc di chuyển an toàn.
  • Nên sử dụng đèn tuýp led, đèn ốp tường cho chiếu sáng sảnh và hành lang.

 

Ánh sáng tại sảnh bệnh viện 

IV/ Các loại đèn phổ biến dùng trong chiếu sáng bệnh viện phòng khám 

SIMPLITZ DOWNLIGHT V2 OSRAMĐÈN SIMPLITZ PANER 0606 HP OSRAM 
ĐÈN TUÝP LED LGT8OSRAM VALUE FLEX PROTECT G2